Article Image

Làng nghề đúc đồng Bằng Châu

Nghề đúc đồng Bằng Châu ở Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) là một trong các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Làng nghề có nhiều điểm tương đồng như các làng đúc đồng truyền thống trong cả nước về cách làm khuôn, nấu đồng, pha chế.

Article Image

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Cách Quy Nhơn khoảng 80km, Hà Ri là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc BaNa nhất Bình Định nên vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Khi rổi việc hoặc những lúc nông nhàn, chị em phụ nữ lại miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm đẹp nhất cho mình và cho gia đình.

Article Image

Làng nghề Gốm Vân Sơn

Làng gốm Vân Sơn nằm về phía đông dưới chân núi Long Cốt thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc.

Article Image

Làng nghề truyền thống Nón lá

Gọi là nón Gò Găng, bởi nón được bán sỉ ở chợ nón Gò Găng (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), còn thật ra, nghề làm nón truyền thống trải khắp các làng Bình Đức, Tân Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú, Châu Thành, Phú Thành, Kiều An… (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn).

Article Image

Nghề sản xuất Tôm tre

Từ ngàn xưa tre đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, là biểu tượng của văn hóa làng xã Việt Nam. Rất nhiều các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt Nam đã được làm từ cây tre.

Article Image

Lễ hội đổ giàn An Thái, thị xã An Nhơn

Ngày rằm tháng 7 (âm lịch), nhân dân ở nhiều vùng nô nức rủ nhau về An Thái (An Nhơn, Bình Định) xem hội đổ giàn: Một chú heo quay để ở giữa đài cao, nhóm võ sĩ làng nào giật được coi như làng đó thắng cuộc.

Article Image

Lễ Hội làng Rèn Tây Phương Danh

Để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn trên đất này, hằng năm, người dân Tây Phương Danh đã đồng tâm hợp lực tổ chức một lễ hội gọi là Lễ hội làng rèn, kéo dài suốt 3 ngày kể từ ngày 12-2 âm lịch!

Article Image

Lễ hội cầu ngư ở Bình Định

Ở Bình Định, ngoài các lễ hội miền xuôi hay miền núi còn có ngày hội cầu ngư của nhân dân các xã ven biển. Tồn tại từ lâu đời, lễ hội cầu ngư là nét đẹp văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo của ngư dân. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú và những tín ngưỡng mang màu sắc huyền bí trên sóng nước.

Article Image

Đua thuyền trên sông Gò Bồi

Đến hẹn lại lên, sau phiên chợ Gò - Trường Úc (Tuy Phước) mỗi năm chỉ nhóm họp một lần vào mùng Một Tết Nguyên đán, thì mùng Hai Tết tại sông Gò Bồi (Phước Hòa) lại sôi nổi diễn ra cuộc tranh tài của ngư dân các xã Khu Đông huyện qua Hội đua thuyền truyền thống

Article Image

Lễ hát vía Ông ở xã Nhơn An

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, người dân thôn Háo Đức, xã Nhơn An, Thị xã An Nhơn tổ chức lễ hát vía Ông. Lễ hát vía Ông bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 12.1 đến 23 giờ cùng ngày.

Article Image

Thành Hoàng Đế

Từ 500 năm trước là kinh đô của nước Chămpa. Theo thư tịch cổ, ngôi thành cổ này có rất nhiều tên gọi: Vijaya, Chà Bàn, Xà Bàn, thành Lồi, Đồ Bàn…

Article Image

Bảo tàng Quang Trung-Bảo tàng tâm linh

Hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quần thể Bảo tàng Quang Trung – điện thờ Tây Sơn là khu Bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập nhiều nhất trên đất nước ta hiện nay. Đây là một trong những địa điểm tham quan chính của du khách

Article Image

Tháp Dương Long (hay còn gọi là Tháp Ngà):

Ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chăm, là một quần thể gồm 3 tháp Chàm (tháp giữa cao 24m, hai tháp 2 bên cao 22m).